Quy trình kiểm định vách thạch cao chống cháy
Quy trình kiểm định vách thạch cao chống cháy và các loại cửa, vách chống cháy khác có nhiều điểm tương đồng về quy trình thủ tục, đơn vị cấp giấy kiểm định và cơ quan chức năng làm việc. Tuy nhiên, mỗi loại sản phẩm khác nhau đi kèm những tiêu chuẩn riêng biệt và trong bài viết này chúng ta tìm hiểu quy trình phục vụ việc ra giấy kiểm định vách thạch cao chống cháy!
Theo quy định của Viện khoa học công nghệ xây dựng IBST thì quy trình kiểm định vách thạch cao chống cháy được thực hiện như sau:
Chuẩn bị hồ sơ kiểm định vách chống cháy
Hồ sơ đề nghị thực hiện kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định mẫu kết cấu, cấu kiện ngăn cháy
– Văn bản đề nghị thực hiện kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định vách chống cháy (Mẫu số PC26 được ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP)
Mẫu này của đơn vị trực tiếp sản xuất, thi công, nhập khẩu mẫu kết cấu vách chống cháy, cấu kiện ngăn cháy, kèm theo đề xuất thời gian dự kiến chế tạo mẫu và thời gian thực hiện thử nghiệm;
– Giấy chứng nhận xuất xứ hoặc xuất xưởng của các thành phần phụ kiện, vật liệu phục vụ sản xuất, thi công mẫu kết cấu vách chống cháy, cấu kiện ngăn cháy;
– Giấy chứng nhận chất lượng của các thành phần phụ kiện, vật liệu phục vụ sản xuất, thi công mẫu kết cấu vách chống cháy, cấu kiện ngăn cháy;
– Tài liệu kỹ thuật của mẫu kết cấu vách chống cháy, cấu kiện ngăn cháy, gồm:
+ Tài liệu kỹ thuật của các thành phần phụ kiện, vật liệu;
+ Bản vẽ thiết kế thi công;
+ Quy trình thi công;
+ Văn bản tự đánh giá, cùng cam kết về chất lượng, thời hạn sử dụng của đơn vị sản xuất, thi công.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận kiểm định mẫu kết cấu vách chống cháy, cấu kiện ngăn cháy.
Ngoài thành phần hồ sơ trên, cần phải bổ sung thêm một số tài liệu sau:
– Biên bản kiểm định mẫu kết cấu, cấu kiện vách ngăn cháy của đơn vị đã được Bộ Công an cho phép thực hiện kiểm định hoặc cơ sở cung cấp dịch vụ tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy đã xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về Phòng cháy – chữa cháy, kèm theo báo cáo đánh giá kết quả thử nghiệm của đơn vị thí nghiệm chuyên ngành và biên bản xác nhận đã tham gia giám sát của đại diện Cục Cảnh sát PCCC và CNCH;
– Biên bản kiểm tra đánh giá quá trình sản xuất, lấy mẫu kết cấu vách chống cháy, cấu kiện vách ngăn cháy (Mẫu số PC28 ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP) có sự xác nhận tham gia giám sát của đại diện Cục Cảnh sát PCCC và CNCH.
Đốt đạt mẫu sản phẩm hoàn chỉnh vách thạch cao chống cháy tại phòng đốt
Đợi trả kết quả trong thời hạn giải quyết hồ sơ đề nghị kiểm định vách chống cháy
Thời hạn giải quyết hồ sơ đề nghị kiểm định vách chống cháy được quy định cụ thể tại Khoản 10, Điều 38 của Nghị định 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020.
Trong đó, nơi nộp hồ sơ và nhận kết quả kiểm định vách chống cháy
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận kiểm định cấu kiện, kết cấu bọc bảo vệ bởi vật liệu chống cháy sau khi đã chuẩn bị đầy đủ, nộp và nhận kết quả trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả TTHC về PCCC của Cục Cảnh sát PCCC và CNCH (Bộ phận Một cửa)tại Tầng 1, địa chỉ: Số 2A Đinh Lễ, Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm, Thành Phố Hà Nội.
Để kiểm định vách thạch cao chống cháy, bạn cần lưu ý những nội dung sau đây:
- Đối tượng kiểm định là cấu kiện hoặc kết cấu được bao bọc bởi vật liệu chống cháy, không phải là vật liệu chống cháy riêng lẻ. Mỗi loại vách thạch cao có tiết diện, kích thước và vị trí bố trí khác nhau cần được kiểm định riêng biệt.
- Tiêu chuẩn kiểm định là TCVN 9311-1:2012 và TCVN 9311-8:2012, quy định về phương pháp thử nghiệm giới hạn chịu lửa của cấu kiện hoặc kết cấu.
- Cơ quan có thẩm quyền ban hành giấy chứng nhận kiểm định là Cục Cảnh sát PCCC và CNCH, căn cứ vào kết quả thử nghiệm của đơn vị có thẩm quyền. Giấy chứng nhận kiểm định có hiệu lực trong 1 năm hoặc 3 năm, tùy thuộc vào phương tiện sản xuất trong nước hay nhập khẩu.
- Quy trình thi công và lắp đặt vách thạch cao chống cháy gồm các bước sau: lắp đặt thanh ngang U-track, lắp đặt thanh đứng, lắp đặt tấm thạch cao, xử lý mối ghép và các chi tiết khác. Bạn cần chú ý đến các yếu tố như khoảng cách giữa các thanh đứng, số lượng tấm thạch cao, loại keo dán và băng dính sử dụng.
Tiêu chuẩn để thử nghiệm giới hạn chịu lửa của mẫu kết cấu thép được bảo vệ bằng chất hoặc vật liệu chống cháy, bao gồm:
- QCVN 06:2020/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình.
- TCVN 9311-1:2012 Thử nghiệm chịu lửa - các bộ phận công trình xây dựng - Phần 1: yêu cầu chung.
TCVN 9311-6:2012 Thử nghiệm chịu lửa - các bộ phận công trình xây dựng - Phần 6: Các yêu cầu riêng đối với dầm.
TCVN 9311-7:2012 Thử nghiệm chịu lửa - các bộ phận công trình xây dựng - Phần 6: Các yêu cầu riêng đối với cột.
- ISO 834-10:2014 Fire resistance tests - Elements of building construction. Part 10: Specific requirements to determine the contribution of applied fire protection materials to structural steel elements (Thử nghiệm chịu lửa - Các bộ phận công trình xây dựng. Phần 10: Yêu cầu riêng để xác định sự tham gia của các vật liệu bảo vệ chịu lửa được áp dụng đối với các kết cấu kết cấu thép).
- ISO 834-11:2014 Fire resistance tests - Elements of building construction — Part 11: Specific requirements for the assessment of fire protection to structural steel elements (ISO 834-11:2014 Kiểm tra khả năng chống cháy - Các yếu tố cấu thành công trình – Phần 11: Yêu cầu cụ thể đối với việc đánh giá khả năng chống cháy đối với các thành phần kết cấu thép).
- BS EN 1993-1-2:2005 Design Steel structures - Part 1-2: General rules – Structural Fire design (Thiết kế kết cấu thép - Phần 1-2: Các nguyên tắc chung – Thiết kế kết cấu chịu lửa).
Trên đây, là quy trình kiểm định vách thạch cao chống cháy chuẩn nhất 2023 và 1 vài lưu ý nhỏ của chúng tôi dành cho bạn, chúc các bạn thành công!